Tết Thanh Minh là gì, vào ngày nào? Nguồn gốc, ý nghĩa tiết Thanh Minh

Tết Thanh Minh là một trong những ngày Tết cổ truyền của Việt Nam được gìn giữ và phát huy đến tận ngày nay. Bài viết dưới đây mình sẽ giải thích Tết Thanh Minh là gì, nguồn gốc ý nghĩa và thời gian diễn ra Tết này, hãy cùng theo dõi nhé!

Tết Thanh Minh là gì? Vào ngày nào

Tết Thanh Minh là một ngày lễ có nguồn gốc từ văn hóa Trung Hoa cổ đại. Tết này diễn ra vào tiết Thanh Minh – Tiết Thanh minh là một khái niệm trong công tác lập lịch của các nước phương Đông chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa cổ đại. Đây là một trong số hai mươi tư tiết khí của các lịch Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên.

Thanh trong thanh lọc, thanh khiết, mang nghĩa là “sạch sẽ” hay “trong lành”, minh mang nghĩa là “tươi sáng”. Khi tiết Xuân phân qua, những cơn mưa bụi của trời xuân đã hết, bầu trời trở nên quang đãng, sáng sủa là sang Tiết Thanh Minh.

Cảnh sắc ngày Thanh Minh quang đãng, sáng sủa
Cảnh sắc ngày Thanh Minh quang đãng, sáng sủa

Vì lịch của người Trung Quốc, cũng như Việt Nam cổ đại là âm lịch nên rất nhiều người cho rằng Tết Thanh Minh diễn ra vào ngày âm. Trên thực tế tiết Thanh minh được tính theo cách tính của dương lịch hiện đại và ngày này thông thường bắt đầu vào ngày 4 hoặc 5 tháng 4 dương lịch tùy theo từng năm.

Tại Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và Ma Cao thì tết này là một ngày quốc lễ, còn ở các khu vực khác ở Đông Á thì không. Tại Việt Nam các tỉnh Bắc bộ và cộng đồng người gốc Hoa thì ăn tết này theo ngày tiết Thanh Minh như Trung Quốc, từ các tỉnh Thanh Hóa trở vào Trung bộ vẫn ăn tết Thanh Minh theo truyền thống vào ngày 3 tháng 3 âm lịch.

Xem ngay:  23 tác dụng của trái nhàu – sức khỏe, làm đẹp và lưu ý

Người Tày – Nùng ở vùng đông bắc Bắc Bộ ăn Tết Thanh Minh vào ngày 3 tháng 3 âm lịch hàng năm (khoảng đầu tháng 4 dương lịch). Tại miền Nam, những nơi có đông người Hoa sinh sống cũng có tập tục ăn Tết Thanh minh vào dịp này. Thường thì họ sẽ lấy ngày 4/4 dương lịch (hay ngày 5/4 dương lịch nếu năm đó nhuận tháng 2 có ngày 29).

Nguồn gốc Tết Thanh Minh

Tiết Thanh Minh được bắt nguồn từ Trung Hoa cổ đại. Chuyện kể rằng vào thời Xuân Thu chiến quốc – vua Tấn Văn Công (nước Tấn) gặp loạn phải lưu vong sang các nước lân cận. Lúc đó có một người tên Giới Tử Thôi thấy vậy, bèn đi theo vua để hiến kế. Một hôm, trên đường đi lánh nạn, lương thực cũng cạn. Giới Tử Thôi không mảy may suy nghĩ, liền cắt một miếng thịt ở đùi của mình để nấu dâng lên vua. Vua sau khi ăn xong mới biết sự việc, từ đó đem lòng cảm kích.

Trong 19 năm Giới Tử Thôi phò tá Tấn Văn Công. Cùng nhau trải qua nhiều hiểm nguy, cuối cùng Tấn Văn Công cũng giành lại được ngôi báu. Ngài liền phong thưởng hậu hĩnh cho những người có công. Tuy nhiên duy nhất Giới Tử Thôi thì ngài lại quên mất công lao. Giới Tử Thôi không đem lòng oán hận, ông nghĩ đó là nghĩa vụ của mình. Sau đó, ông về nhà và đưa mẹ tới núi Điền Sơn ở ẩn.

Tấn Văn Công về sau nhớ ra, cho người đi tìm. Giới Tử Thôi không chịu rời Điền Sơn ra lĩnh thưởng, Tấn Văn Công hạ lệnh đốt rừng, ý muốn thúc ép Giới Tử Thôi phải ra, nhưng ông nhất định không chịu tuân mệnh, rốt cục cả hai mẹ con ông đều chết cháy.

Nguồn gốc Tết Thanh Minh
Nguồn gốc Tết Thanh Minh

Vua thương xót, lập miếu thờ và hạ lệnh trong dân gian phải kiêng đốt lửa ba ngày, chỉ ăn đồ ăn nguội đã nấu sẵn để tưởng niệm (khoảng từ mùng 3/3 đến mồng 5/3 âm lịch hàng năm) nhằm tưởng nhớ đến công ơn của những người đã khuất.

Xem ngay:  Hướng dẫn cài đặt wifi TP link bằng điện thoại cho người mới

Các hoạt động ngày Tết Thanh Minh

Tảo mộ

Vào ngày Thanh Minh, người dân các nước có nền văn hóa tương đồng và chịu ảnh hưởng của nền văn minh Trung Hoa đều có tục đi tảo mộ gia tiên và làm lễ cúng gia tiên sau cuộc tảo mộ.

Hoạt động tảo mộ vào Tết Thanh Minh
Hoạt động tảo mộ vào Tết Thanh Minh

Vào ngày này, con cháu sẽ đến thăm mộ ông bà tổ tiên, sửa sang các ngôi mộ của tổ tiên cho được sạch sẽ. Nhân ngày Thanh minh, người ta mang theo xẻng, cuốc để đắp lại nấm mồ cho đầy đặn, rẫy hết cỏ dại và những cây hoang mọc trùm lên mộ cũng như tránh không để cho các loài động vật hoang dã như rắn, chuột đào hang, làm tổ mà theo suy nghĩ của họ là có thể phạm tới linh hồn người đã khuất. Sau đó, người tảo mộ thắp vài nén hương, đốt vàng mã hoặc đặt thêm bó hoa cho linh hồn người đã khuất.

Đạp thanh

“Thanh minh trong tiết tháng Ba

Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh”

Truyện Kiều – Nguyễn Du

Sau phần lễ là đến phần hội. Trước đây vào dịp này, nam thanh nữ tú, tài tử, giai nhân sắm sửa cho mình những bộ quần áo đẹp đẽ nhất để đi chơi xuân. Vì vậy nên mới có tên gọi hội đạp thanh (tức giẫm lên cỏ). Ngày nay, ở Việt Nam lễ hội này có lẽ không còn, nhưng ở Trung Quốc thì một vài nơi vẫn còn duy trì.

Khung cảnh hội đạp thanh
Khung cảnh hội đạp thanh

Trên đây là bài viết giải thích Tết Thanh Minh là gì, nguồn gốc, ý nghĩa tiết Thanh Minh. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về ngày lễ đặc biệt này của nước ta. Nếu thấy bài viết hữu ích bạn hãy chia sẻ với bạn bè cùng biết nhé!

Nguồn tham khảo: https://vi.wikipedia.org/wiki/Thanh_minh

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *